Diễn biến của dịch covid đã bắt đầu được đưa vào kiểm soát, nhờ vậy tín dụng cũng theo đó được thúc đẩy tăng trưởng vào thời điểm cuối năm. Cổ phiếu nhóm ngân hàng đã có sự khởi sắc rõ rệt, vốn rỗi được chuyển giao sang kênh trái phiếu Chính phủ với các kỳ hạn hợp lý. Bên cạnh đó, các ngân hàng nhà nước cũng được hỗ trợ giải ngân đầu tư công, khối lượng phát hành trái phiếu tăng mạnh, đây là dấu hiệu khả quan đối với trái phiếu Chính phủ trong thời gian tới. Thanh khoản dồi dào, trái phiếu Chính phủ hứa hẹn sẽ sôi động, các ngân hàng được hỗ trợ giải ngân chính là những thông tin mới nhất trong mấy ngày gần đây.
Mục Lục
Nguồn thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng gần đây đã tạo thuận lợi cho Chính phủ huy động trái phiếu với lãi suất ngày càng thấp song cũng phù hợp với kỳ vọng của thị trường khi tỷ lệ trúng thầu tương đối cao. Theo Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 9 do Công ty chứng khoán MBS vừa công bố, trên thị trường sơ cấp tháng 9, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chào bán 48.000 tỷ đồng trái phiếu, có 38.458 tỷ đồng được huy động, tỷ lệ 80%. Lượng phát hành thành công tăng so với mức 36.226 tỷ đồng trong tháng 8. Tuy vậy, KBNN mới chỉ phát hành được tổng cộng 248.738 tỷ đồng TPCP trong 9 tháng đầu năm, đạt 71% kế hoạch năm.
Mức lợi suất trúng thầu của các trái phiếu đi ngang so với cuối tháng 8. Lợi suất kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt là 2,12%/năm và 2,35%/năm, tăng 7-9 điểm cơ bản so với cuối tháng 8. Lợi suất kỳ hạn 5 năm giảm 2 điểm cơ bản xuống mức 0,82%/năm.
Theo MBS, thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng gần đây đã tạo thuận lợi cho Chính phủ huy động trái phiếu với lãi suất ngày càng thấp. Nhưng đã phù hợp với kỳ vọng của thị trường khi tỷ lệ trúng thầu tương đối cao. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho hoạt động giải ngân đầu tư công. Lượng phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng.
Giao dịch trên thị trường TPCP khởi sắc
Ở thị trường thứ cấp, cuối tháng 9, lợi suất kỳ hạn 10 năm đang ở mức 2,17%/năm. Tăng 6 điểm cơ bản so với tháng trước. Đồng thời lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng ở mức 0,76%/năm, tăng 7 điểm cơ bản. Tính từ đầu năm, lợi suất kỳ hạn 2 năm đã tăng 35 điểm cơ bản. Trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm lại giảm 41 điểm cơ bản. Tại các thị trường lớn trên thế giới cũng như trong khu vực, lợi suất đã tăng vài chục điểm cơ bản.
Giao dịch trên thị trường TPCP thứ cấp có phần khởi sắc so với tháng trước với khối lượng giao dịch bình quân ngày đạt 12,1 nghìn tỷ đồng. Con số này đã tăng 47% so với trước đây. Trong đó, giao dịch outright chiếm 72% khối lượng trong kỳ với 193 nghìn tỷ đồng. Bình quân giao dịch 8,7 nghìn tỷ đồng/ngày, tăng 45% so với bình quân tháng trước. Khối lượng giao dịch repo bình quân tăng 52% so với tháng 8, đạt 3,3 nghìn tỷ đồng/ngày. Trong tháng 9, khối ngoại quay trở lại bán ròng với khối lượng giao dịch là 691 tỷ đồng. Tổng cộng, NĐTNN đã mua ròng tổng cộng 10.471 tỷ đồng TPCP trong năm 2021 và 13.952 tỷ đồng TPCP trong 12 tháng gần nhất.
Nhu cầu trái phiếu của Chính phủ
Mặt bằng trái phiếu Chính phủ dự báo sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian tới. Một phần cũng nhờ nhóm ngân hàng lớn đang “đỡ” giá cho thị trường. Trong khi đó số ngân hàng vừa và nhỏ giảm danh mục đầu tư trái phiếu Chính phủ. Trong giai đoạn dịch bệnh, việc kinh doanh gặp khó khăn. Tín dụng tăng chậm lại nên buộc các ngân hàng phải có kênh hấp thụ vốn. Việc nắm giữ trái phiếu Chính phủ là một giải pháp.
“Tuy nhiên, lãi suất giảm cũng làm kém tính hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ. Nên có thể đấu thầu thành công sẽ không cao được như năm 2020”, ông Khánh nói.
Ông Hoàng Công Tuấn là Kinh tế trưởng Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS). Ông chia sẻ răng tính từ đầu năm đến cuối tháng 9, Kho bạc Nhà nước phát hành được 196.281 tỷ đồng trái phiếu. Tương đương với đạt 56% kế hoạch năm. Trong nửa đầu tháng 9, tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ đã cải thiện hơn. Có 27.500 tỷ đồng trái phiếu được chào bán. 22.227 tỷ đồng được huy động, tương đương tỷ lệ trúng thầu là 81%.