Năm 2017 tại VIệt Nam chính thức khởi động thị trường chứng khoán phái sinh với 2 sản phẩm giao dịch là hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm và hợp đồng tương lai có chỉ số cổ phiếu VN 30. Theo các chuyên gia phân tích thị trường nhận định rằng chứng khoán phái sinh đã phát triển cô cùng nhanh và vượt sự kỳ vọng của những người trong giới sau 4 năm hoạt động. Năm nay, GDP quý III giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng chắc chắn các khối doanh nghiệp sẽ quay lại và ổn định chu kỳ tăng trưởng vào đầu năm 2022, hãy cùng chúng tôi theo dõi sự biến động của thị trường phái sinh nhé!
Mục Lục
Thị trường chứng khoán sụt giảm trong quý III
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh mẽ trong nửa đầu năm. Trước khi biến động trồi sụt trong quý III/2021, dưới sự ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index tăng trưởng 20% về điểm số. Trong khi giá trị giao dịch tăng 290% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nếu tính riêng giai đoạn quý III thì con số này là âm 5% và 291% so với cùng kỳ. Thị trường chứng khoán trong các tháng 8 và tháng 9 đi ngang. Phải đối mặt với nhiều thông tin tiêu cực đến từ yếu tố vĩ mô.
Làn sóng COVID lần thứ 4 kéo dài hơn dự kiến. Khiến cho triển vọng kinh tế và các doanh nghiệp niêm yết thay đổi. Sự đứt gãy chuỗi sản xuất ở các tỉnh, thành phía Nam, kết hợp sự sụt giảm nghiêm trọng của tiêu dùng. Khiến cho GDP quý III lần đầu tiên suy giảm mạnh so với cùng kỳ. Vượt qua ngoài sức tưởng tượng của nhiều chuyên gia và tổ chức đã từng dự báo trước đó.
Tâm lý nhà đầu tư thị trường chứng khoán khá thận trọng
Tâm lý nhà đầu tư tương đối thận trọng trong tháng 9. Khiến dòng tiền vào các tài sản tài chính giảm mạnh trước áp lực giảm điểm của thị trường chứng khoán Mỹ. Do lo ngại Chính phủ nước này phải đóng cửa nhiều tuần nếu ko được Quốc hội Mỹ thông qua nâng hạn mức trần nợ công. Cùng với đó, tâm lý dè dặt đối với các cổ phiếu bất động sản lớn trong nước. Bị tác động bởi kế hoạch trả nợ của Tập đoàn Evergrande chưa rõ ràng.
Theo SSI Research, diễn biến đi ngang của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 tháng vừa qua phù hợp với bối cảnh vĩ mô. Nó không cho thấy sự phản ứng thái quá của nhà đầu tư. Chiến lược phòng chống dịch của Chính phủ linh hoạt hơn. Chuyển từ “Không COVID” sang “sống chung với COVID”. Gợi mở kỳ vọng khôi phục và phát triển kinh tế nhanh trở lại. Tháo gỡ nút thắt tâm lý cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trong thời điểm hiện tại.
Tâm lý thị trường cho thấy nhiều sự ổn định. Nhờ các số lượng vĩ mô được hấp thụ dần theo tháng và cũng không nằm ngoài dự đoán. Điểm tích cực là dòng tiền vẫn duy trì tốt trên thị trường. Nó trú ẩn ở nhóm vốn hóa thấp và một số ngành dự kiến đón nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý III trong khi chờ đợi xu hướng sắp tới.
Giải ngân đầu tư công được hồi phục
Việc kiểm soát đại dịch có nhiều kết quả tích cực. Cùng với đó việc được nới lỏng dần dần sau khi đã khoanh vùng. Tốc độ bao phủ vắc xin được đẩy mạnh, trong đó dự báo, các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ đạt mức miễn dịch cộng đồng. 70-80% dân số tiêm đủ 2 mũi vào nửa sau quý IV.
Đặc biệt, nhiều địa phương đã lên kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế. Lạm phát cũng được kiểm soát tốt. Trong khi không gian tài khóa của Việt Nam vẫn còn đủ mạnh. Có thể thực hiện thêm các gói hỗ trợ tài khoá bên cạnh các gói chính sách hỗ trợ như hiện tại. Giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ hồi phục trở lại trong quý IV. Tuy nhiên ít có khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2021. Nhiều khả năng một phần vốn không nhỏ sẽ được chuyển nguồn để giải ngân trong năm 2022.
Khối doanh nghiệp sẽ sớm quay lại chu kỳ tăng trưởng
Với những cơ sở dự báo trên, nền kinh tế và khối các doanh nghiệp dù bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhiều khả năng sẽ quay trở lại chu kỳ tăng trưởng vào đầu năm 2022. Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định. Thị trường chứng khoán sẽ đạt được trạng thái cân bằng ở mức định giá P/E của năm 2021 và 2022 hợp lý quanh 17,5 lần. Dự báo EPS 2021 bình quân các doanh nghiệp trên HOSE tăng 25% so với cùng kỳ. VN-Index sẽ sớm thoát khỏi giai đoạn đi ngang.
Cũng theo KBSV, dòng tiền từ nhà đầu tư trong nước sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, kết hợp triển vọng hồi phục kinh tế vĩ mô. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sau giai đoạn cách ly nghiêm ngặt sẽ là các yếu tố níu giữ dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Thêm vào đó, dòng vốn trên thị trường còn được hỗ trợ bởi xu hướng tăng vốn của các công ty chứng khoán trong thời gian gần đây. Giúp gia tăng nguồn vốn cho vay trên thị trường và đảm bảo nguồn margin. Sao cho không bị hạn chế ở các thời điểm thị trường biến động mạnh. Áp lực bán ròng của khối ngoại cũng sẽ giảm bớt. Tương ứng với sự cải thiện của kết quả kinh doanh quý IV. KBSV dự báo, vùng giá mục tiêu của chỉ số VN-Index trong 3 tháng cuối năm sẽ vượt qua vùng cản 1.380. Có thể tiến tới 1.400 điểm.
Thị trường chứng khoán phái sinh không dành cho “tay mơ”
Nhiều ý kiến cho rằng thị trường phái sinh phát triển thiếu bền vững. Có chiều hướng đầu cơ và rủi ro cao bởi các động thái làm giá và tác động lên thị trường cơ sở. Nhận định về điều này, TS Bùi Lê Minh – giảng viên ĐH FPT, bộ môn công cụ phái sinh – cho biết: ”Về lý thuyết, có sự thao túng giá trên thị trường cơ sở. Có thể tác động đến điểm số. Nhằm trục lợi từ chênh lệch trên thị trường phái sinh.
Tuy nhiên, hiện thanh khoản trung bình giao dịch 10 phiên đến 20.000 tỷ đồng. Quy mô thị trường và vốn hóa doanh nghiệp lớn. Khiến chi phí thao túng so với lợi nhuận thu được từ phái sinh không thực sự hấp dẫn. Việc giao dịch hoặc bất kỳ hành động thao túng nào cũng đều chịu sự giám sát và xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, kể cả có hành động thao túng thì đó cũng có thể xem là động thái tích cực. Có thể kìm hãm tâm lý trên thị trường, tránh trường hợp thị trường tăng – giảm đột ngột.