Nghệ An là một trong những tỉnh thành vẫn không ngừng đổi mới và phát triển để thu hút nguồn đầu tư vào các dự án thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Mới đây, tập đoàn Zuru (New Zealand) với thế mạnh đầu tư sản xuất các thiết bị gia dụng nhà thông minh, hiện đại và tự động hoá ngỏ ý muốn đầu tư vào Nghệ An, Việt Nam. Tập đoàn đa quốc gia cũng cho biết đầu tư nhà máy sản xuất vật liệu nhà cửa lắp ghép thông minh kỹ thuật cao tại Nghệ An nằm trong kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh sản xuất với quy mô lớn của doanh nghiệp. Được biết dự kiến mức đầu tư của tập đoàn vào nhà máy ở Nghệ An có thể lên đến khoảng 400 tỷ đồng.
Mục Lục
Doanh nghiệp New Zealand tìm cơ hội đầu tư vào Nghệ An
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An (NAPC) vừa có cuộc xúc tiến trực tuyến với VSIP Nghệ An. Về nhu cầu đầu tư dự án của tập đoàn này. Doanh nghiệp New Zealand muốn đầu tư dự án nhà ở lắp ráp thông minh.
Ông Bùi Duy Đông, Giám đốc Trung tâm NAPC cho hay, các nhà đầu tư đến từ Tập đoàn Zuru (New Zealand) đã tiếp cận. Tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Nghệ An thông qua hình thức trực tuyến. Tập đoàn quan tâm tìm hiểu về tình hình đặc điểm tự nhiên, nguồn nhân lực Nghệ An. Cũng như tìm hiểu về tình hình quy hoạch và kết quả đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp. Ngoài ra còn có các chính sách, cam kết của tỉnh về thu hút đầu tư và triển khai dự án.
Vài nét về tập đoàn Zuru
Theo đại diện từ Tập đoàn Zuru (New Zealand) – Văn phòng trụ sở chính tại Thâm Quyến (Trung Quốc). Tập đoàn này có lịch sử hơn 15 năm. Nhưng đã có 26 chi nhánh văn phòng đại diện tại các quốc gia. Doanh thu năm 2020 đạt gần 1 tỷ USD.
Cùng với giới thiệu năng lực pháp lý, Tập đoàn cũng giới thiệu các thế mạnh đầu tư là sản xuất các thiết bị dành cho thi công xây dựng nhà. Và thiết bị gia dụng bằng các thiết bị, phần mềm thi công hiện đại, tự động hóa…
Zuru mong muốn đầu tư nhà máy vật liệu tại Nghệ An
Tại Nghệ An, Tập đoàn Zuru dự kiến đầu tư dự án nhà máy sản xuất vật liệu nhà cửa lắp ghép thông minh kỹ thuật cao. Đầu tư theo tiêu chuẩn công nghệ 4.0. Với dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 400 triệu USD.
Trên cơ sở tiêu chí do nhà đầu tư đưa ra, đại diện NAPC Nghệ An giới thiệu chi tiết, thông tin và hình ảnh thực địa 2 địa điểm. Một là khu đất 40 ha tại vùng quy hoạch cảng và hậu cần nước sâu Đông Hồi, thị xã Hoàng Mai. Hai là khu đất 100 ha tại khu công nghiệp Hoang Mai II. Thuộc địa bàn xã Quỳnh Thắng thuộc địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
Sau khi nghe giới thiệu về tiềm năng của địa phương. Đại diện nhà đầu tư đã có một số câu hỏi tìm hiểu về môi trường đầu tư. Cũng như hiện trạng mặt bằng và hạ tầng các vị trí cảng so với vị trí dự định đầu tư. Và mong muốn sẽ xem xét dự án đầu tư một cách nghiêm túc để có phương án tài chính cụ thể. Và mong tỉnh Nghệ An có liên hệ sớm nhất để Tập đoàn làm các thủ tục đầu tư tiếp theo.
Vừa qua, tỉnh Nghệ An cũng đã làm việc với một số đối tác khác. Như Ngân hàng Mitsui Sumitomo Nhật Bản. Đồng thời kết nối, hỗ trợ các nhà đầu tư lớn như Tập đoàn SunGroup. Hay Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang… để đẩy nhanh tiến độ.
Nghệ An nằm trong “mắt xanh” của nhiều nhà đầu tư nước ngoài
Ảnh hưởng của dịch covid19
“Trước đây, bình quân mỗi tháng Trung tâm thường tư vấn hỗ trợ cho 2-3 nhà đầu tư FDI. Ngoài ra còn có hàng chục dự án trong nước. Nhưng bước sang năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế đều bị tạm hoãn. Hoặc chuyển hình thức hoạt động. Không nhiều nhà đầu tư FDI đến được Việt Nam và Nghệ An nói riêng. Cơ hội để Nghệ An giới thiệu, tiếp thị các ngành nghề lợi thế. Hoặc công tác thu hút đầu tư ra thị trường và các đối tác bị giảm đáng kể”, ông Bùi Duy Đông cho hay.
Khu CN đô thị dịch vụ VSIP Nghệ An là mấu chốt thu hút vốn FDI
Theo đơn vị này, hiện nay một trong những địa điểm nổi bật về nguồn vốn cũng như dự án thu hút đầu tư là Khu công nghiệp đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An. Khu vực này, tính đến tháng 9/2021 đã thu hút 30 dự án đầu tư (trong đó có 14 dự án FDI). Với diện tích đất cho thuê 131,14 ha (trên tổng diện tích đất xây dựng nhà máy 263,23ha). Đạt tỷ lệ lấp đầy 49,82% (dự kiến thu hút khoảng hơn 40.000 lao động địa phương).
Tỷ suất đầu tư bình quân của dự án thứ cấp trong Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đạt khoảng 107,67 tỷ đồng/ha. Tổng vốn đầu tư 11.612 tỷ đồng/ tổng diện tích đất cho thuê 107,85ha. Đối với 28 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hiện Khu công nghiệp đô thị và dịch vụ VSIP đã có 20 dự án đầu tư đi vào hoạt động. Tạo việc làm bước đầu cho hơn 11.800 lao động địa phương. Có 3 nhà đầu tư khác đang xây dựng nhà máy và 7 nhà đầu tư còn lại đã hoàn thành thủ tục đầu tư. Và đang thực hiện thủ tục quy hoạch để triển khai xây dựng.
Tình hình vốn đầu tư FDI tại địa phương
Từ năm 2020 đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Số dự án mới không nhiều nhưng số các dự án mở rộng. Điều chỉnh nâng quy mô vốn tăng nhanh. Ngoài thu hút được dự án đầu tư FDI với số vốn 200 triệu USD của Tập đoàn Ju Teng (Đài Loan). Và xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại KCN Hoàng Mai 1. Trong 9 tháng đầu năm 2021, tỉnh Nghệ An đã cấp mới cho 77 dự án. Điều chỉnh 95 dự án với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 13.789,76 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2020, số lượng dự án tăng 19%. Tổng mức đầu tư tăng 3,33 lần.
Bên cạnh thu hút đầu tư FDI, để tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại và du lịch. Cuối tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An làm việc và ký Thỏa thuận với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Việt Nam Airlines. Để hợp tác chiến lược giai đoạn 2021-2025. Và dành cho nhau các ưu đãi. Hỗ trợ nhau trong quảng bá, phát triển du lịch.