Chỉ số Vn-Index tiếp tục tăng và vượt qua mốc 1.350 điểm khi chốt phiên làm việc ngày 05/10. Tuần qua, VN-Index đóng cửa giao dịch ở mức 1.352 điểm, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Đây là tuần thứ 3 tăng điểm liên tiếp ở chỉ số tăng điểm. Theo số liệu của FiinGroup, dòng tiền tuần qua đang đổ mạnh vào nhóm bất động sản. Hai chỉ số thị trường đã duy trì được đà tăng trong tuần 13-17/09. Cùng với thanh khoản tăng mạnh phiên 17/9, nhiều dự báo tin tưởng thị trường tiếp tục xu hướng tăng điểm trong tuần tới.
Mục Lục
VN-Index tăng nhẹ 0.54%, lên 1,352.64 điểm
Trong khi đó, HNX-Index kết thúc tuần với 357.97 điểm, tăng 2.26%. Khác với mặt điểm số, thanh khoản trên hai sàn lại diễn biến ngược chiều nhau. Sàn HOSE ghi nhận khối lượng khớp lệnh trung bình giảm 0.63% so với tuần trước, còn hơn 693 triệu cp/phiên. Mặt khác, thanh khoản bình quân sàn HNX tăng 18.77%, lên gần 166 triệu cp/phiên.
Công thần của VN-Index trong tuần qua chính là MSN khi mã này đóng góp cho chỉ số gần 5.4 điểm. Sau 5 phiên giao dịch, thị giá MSN ghi nhận tăng hơn 12%. Vừa qua, nhóm cổ đông ngoại GIC đã có động thái thoái bớt vốn tại MSN bằng việc bán ra 19.5 triệu cp.
HVN và VJC xuất hiện sự phân hóa
Sau một tuần bất ngờ hỗ trợ cho chỉ số, hai ông lớn ngành hàng không là HVN và VJC đã xuất hiện sự phân hóa. Trong khi HVN tiếp tục kéo về hơn 0.8 điểm thì VJC lại làm mất gần 0.7 điểm của chỉ số.
Đà tăng điểm của HVN diễn ra trong bối cảnh hãng hàng không quốc gia vừa được SCIC chính thức giải ngân 6,900 tỷ đồng thông qua đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông của Công ty. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã có động thái đăng ký mua 8.35 triệu cp HVN. Ở nhóm ngân hàng, trong khi 4 mã gồm VCB, CTG, ACB và MBB gây áp lực và làm mất hơn 3.3 điểm thì VPB và TPB đã chống đỡ và đóng góp hơn 2.6 điểm cho chỉ số.
Biến động của nhóm cổ phiếu ngân hàng
Biến động của nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn ra trong bối cảnh; sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 14. Nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch Covid-19. Một số chuyên gia đã cho rằng ngành ngân hàng đang phải giải “bài toán chưa có tiền lệ”. Đó là vừa trợ giúp doanh nghiệp, vừa bảo đảm an toàn hệ thống.
“Trước yêu cầu khắt khe trong quy định các ngân hàng phải loại bỏ ngay lập tức tất cả các khoản thu nhập lãi; liên quan đến các khoản nợ tái cơ cấu (khiến NIM bị ảnh hưởng ngay lập tức nếu áp dụng biện pháp tạm hoãn nợ trên quy mô lớn). Chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng niêm yết sẽ đạt tăng trưởng bình quân 32% năm 2021” – chuyên gia MBKE nhận định.
Dẫn đầu nhóm cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực gọi tên ai?
Dẫn đầu nhóm cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index tuần qua là VIC với gần 4.4 điểm kéo giảm. Sau khi mã này tiếp tục đi lùi 5% thị giá. Một mã họ Vin khác là VHM cũng làm mất 0.4 điểm của chỉ số.
Trong bối cảnh VN-Index tăng điểm nhẹ, diễn biến trong rổ VN30 khá cân bằng. Khi có 14 mã tăng và 16 mã giảm. MSN cũng là mã dẫn đầu nhóm kéo tăng với gần 8.2 điểm. Trong khi đó, VIC dẫn đầu nhóm kéo giảm với 4.8 điểm.
HNX-Index có tuần tăng mạnh nhờ vào đâu?
HNX-Index có tuần tăng mạnh là nhờ công VNR và THD khi hai mã này lần lượt kéo tăng 1.7 và 1.6 điểm cho chỉ số. Sau khi tăng điểm trong cả 5 phiên giao dịch. Đối trọng ở đầu còn lại là NVB. Làm mất của chỉ số gần 1.5 điểm. Trong thời gian tới, HNX-Index có thể sẽ chia tay với SHB khi sàn HOSE thông báo SHB đã cập nhật đầy đủ hồ sơ đăng ký niêm yết. Và đề nghị sàn HNX hỗ trợ để SHB chuyển sàn theo nguyện vọng.
Điểm trừ trong tuần vẫn là giao dịch của khối ngoại. Nhóm này tiếp tục bán ròng 4,220 tỷ đồng trên HoSE. Tập trung vào nhóm bất động sản, chứng khoán. Khối ngoại có tuần thứ 9 liên tiếp bán ròng cổ phiếu bất động sản. Tập trung vào VIC, NVL, VHM, TCH. Đối ứng với khối ngoại, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhóm bất động sản.