Việc mua bán ngoại tệ là một trong những nghề nghiệp khá nổi trội hiện nay. Bởi đây là ngành nghề thu được lợi nhuận khá cao đấy. Nhưng nếu bạn đang có ý định đầu tư vào kênh ngoại tệ. Thì hãy cần nắm rõ kiến thức cũng như những lưu ý cơ bản trong việc mua ngoại tệ. Thông tin được cập nhật gần đây nhất, nhà nước đã thay đổi phương thức mua ngoại tệ. Không cần phải thay đổi ảnh hưởng đến lãi suất. Để bạn có thể biết rõ hơn về phương thức cũng như những nhận định chi tiết về cách thức mua ngoại tệ. Thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm bắt thông tin nhanh nhất nhé.
Mục Lục
Lý do thay đổi cách thức mua ngoại tệ
Lâu nay báo chí và giới phân tích vẫn có thói quen nhìn vào động thái chính sách liên quan đến mua, bán ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Để nhận định xu hướng của lãi suất tiền đồng. Cụ thể, việc NHNN gần đây thay đổi phương thức mua giao kỳ hạn sáu tháng về phương thức mua giao ngay. Theo giới phân tích, sẽ tạo nguồn cung (tiền) mới và tức thời. Do đó, thanh khoản được kỳ vọng sẽ tiếp tục dồi dào. Và làm giảm nhẹ mặt bằng lãi suất trong (các) tháng tiếp theo.
Theo đó, với phương thức mua ngoại tệ giao ngay. Nếu tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch ngày hôm nay. Thì sau 2 ngày sẽ nhận được tiền luôn từ Ngân hàng Nhà nước. Khác biệt so với mua kỳ hạn là phải sau 6 tháng giao dịch mới nhận được tiền. Cụ thể, mức giá mua ngoại tệ hiện tại là 22.750 đồng/USD. Sẽ giảm 225 đồng so với mua kỳ hạn của tuần trước. Nhận định từ các chuyên gia thì điều này cho thấy sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nó phù hợp với biến động của thị trường theo xu hướng nới lỏng tiền tệ.
Theo ước tính sẽ có khoảng gần 40.000 tỷ đồng từ hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn 6 tháng sẽ đáo hạn. Và tiếp tục chảy ra thị trường trong tháng 8 này. Thông tin thêm từ Ngân hàng Nhà nước thì thanh khoản của hệ thống khá dồi dào khi từ sau Tết. Các ngân hàng không có nhu cầu tiếp cận kênh cho vay qua thị trưởng mở OMO của Ngân hàng Nhà nước. Bởi trong các phiên đấu thầu qua các thị trường mở, không có tổ chức tín dụng nào đặt thầu.
Những nhận định về việc mua ngoại tệ
Cung tiền và lãi suất sẽ không liên quan đến ngoại tệ
Cung tiền và do đó, lãi suất có thay đổi hay không thì không chỉ phụ thuộc vào mỗi hành động mua/bán ngoại tệ của NHNN (hay mua/bán kiểu gì, theo phương thức nào). Vì một lý do nào đó, nếu NHNN nhận thấy cung tiền của mình đã đủ lớn ở mức cần thiết. Họ hoàn toàn có thể, một mặt, mua vào ngoại tệ (để, ví dụ, đáp ứng nhu cầu tăng dự trữ ngoại hối). Một mặt lại tung trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN ra để hút tiền đồng về. Đây là hành động gọi là sterilisation (trung hòa tiền tệ).
Cho nên, muốn biết hành động mua vào ngoại tệ của NHNN có phải là hành động nới lỏng tiền tệ (để hạ lãi suất tiền đồng) hay không. Thì ít nhất cũng phải phân tích xem trong cùng thời điểm diễn ra việc mua ngoại tệ. Với số lượng đáng kể này thì NHNN có tiến hành bán trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN qua thị trường mở. Để thu bớt tiền đang lưu thông trong nền kinh tế về kho quỹ của NHNN hay không.
Tất nhiên, có không ít giai đoạn mà không thấy NHNN có bất kể hành động gì trên thị trường mở. Dù là cho vay ra hay thu tiền về. Ngoài khả năng NHNN không công bố đầy đủ thông tin – là điều khó có thể phủ nhận, tự bản thân việc NHNN không có hành động gì trên thị trường mở như vậy vẫn chưa đủ để nói rằng NHNN đã nới lỏng tiền tệ (thông qua việc một mặt thì mua vào ngoại tệ, mặt khác thì không bán ra trái phiếu chính phủ hay tín phiếu NHNN).
NHNN có mua ngoại tệ và theo phương thức giao
Việc NHNN chọn mua với hình thức giao ngay tức thời. Đồng thời không tiến hành trung hòa tiền tệ. Lúc đó, quả thật cung tiền đồng sẽ tăng lên tức thời. Nhưng điều này vẫn là không đủ để nói lên xu hướng của lãi suất trong thời gian sau đó.
Giả sử đồng thời, hoặc một thời gian ngắn sau đó NHNN lại có những hành động. Ngay theo xu hướng thắt chặt tiền tệ. Bao gồm tung trái phiếu, tín phiếu ra để hút tiền về qua thị trường mở như nói ở trên. Hoặc NHNN cắt giảm cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn. Thậm chí nâng tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc hay giảm lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộc; tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc.
(Lưu ý thêm là hầu như NHNN không công bố thông tin về các khoản cho vay tái chiết khấu; vay tái cấp vốn để biết là NHNN có nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ qua kênh này hay không). Những hành động mang tính thắt chặt này sẽ trung hòa. Giảm tác dụng của hành động nới lỏng tiền tệ qua việc mua vào ngoại tệ; kể cả theo phương thức giao ngay, của NHNN.
Xem xét rõ về thanh khoản trong tương lai
Từ việc kết hợp các yếu tố phân tích như trên. Về cách duy nhất để “thấy” được xu hướng lãi suất. Và thanh khoản trong tương lai gắn liền với việc thay đổi phương thức mua bán ngoại tệ của NHNN. Chính là phải đồng thời xem xét việc mua bán ngoại tệ của NHNN có thực sự đã diễn ra hay không. Và ở quy mô bao nhiêu (bao nhiêu tiền đồng đã được tung ra thị trường ở một thời điểm cụ thể). Và số liệu về cung tiền tại thời điểm có hành động mua bán ngoại tệ và sau đó.
Tuy nhiên, vì NHNN nếu có công bố số liệu về cung tiền. Thì cũng chỉ làm vậy ít nhất là sau hai tháng kể từ tháng hiện tại. Nên hành động mua bán ngoại tệ của NHNN (chứ chưa nói đến phương thức mua bán ngoại tệ của NHNN). Thay đổi lãi suất và thanh khoản hay không chỉ có thể kết luận được sau ít nhất hai tháng.
Nhưng vì trong hai tháng sau đó hoàn toàn có khả năng NHNN; sẽ tiến hành những hành động chính sách khác liên quan đến cung tiền như nói ở trên. Nên rốt cục… khó có thể kết luận gì về mối liên quan giữa phương thức mua bán ngoại tệ của NHNN. Và kể cả bản thân việc mua bán ngoại tệ của NHNN. Với xu hướng của lãi suất và thanh khoản trong tương lai sau đó!