Thời gian gần đây, đại dịch covid kéo dài đẩy nhiều hộ gia đình đến những hoàn cảnh khó khăn. Cùng tăng lên theo số ca mắc bệnh, các tệ nạn trộm cắp, lừa đảo cũng xuất hiện ngày một nhiều và càng thêm tinh vi hơn. Rất nhiều đối tượng người dân thiếu cảnh giác đã vị lừa một vố đau và bị chiếm đoạt lượng lớn tài sản. Điều này đã dấy nên mối lo ngại cho rất nhiều người, đặc biệt là những người đang trong hoàn cảnh khó khăn. Mới đây, một vụ lừa đảo vô cùng tinh vi đã được kẻ gian thực hiện nhưng không thành công. Kẻ gian đã mạo danh thành nhân viên của ngân hàng và đưa ra các gói cho may với lãi suất hấp dẫn, dẫn dụ người dân tham gia và cuối cùng là chiếm đoạt tài sản.
Mục Lục
Hành vi lừa đảo tinh vi
Kẻ gian mạo danh nhân viên ngân hàng giới thiệu có gói cho vay, gửi tiền lãi suất hấp dẫn hoặc chương trình khuyến mại, ưu đãi… Sau đó sẽ lừa người dân chuyển khoản phí rồi chiếm đoạt. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới của tội phạm công nghệ. Các thủ đoạn ngày một tinh vi hơn.
Đối tượng lừa đảo lập các website giả mạo, tài khoản Zalo, Facebook. Chúng sẽ có hình ảnh logo ngân hàng, hình ảnh phòng giao dịch, hội thảo tư vấn. Thậm chí là cả ảnh cá nhân của nhân viên ngân hàng Agribank. Sau đó, kẻ gian liên hệ với khách hàng giới thiệu các gói vay hay gửi tiền lãi suất hấp dẫn hoặc các chương trình khuyến mại, chính sách ưu đãi. Tiếp đó, đối tượng yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản phí để được hưởng ưu đãi hoặc để được hỗ trợ hoàn hiện hồ sơ tín dụng.
Agribank cho biết không yêu cầu khách hàng nộp phí. Khác hàng vẫn sẽ được hưởng ưu đãi gói vay hoặc tiền gửi, phí hoàn thiện hồ sơ tín dụng. Họ cũng không cho vay chỉ thông qua các bản chụp giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu gửi qua tin nhắn SMS, email, Zalo, Messenger…
Ngân hàng cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo
Theo ghi nhận, dù thời gian qua các ngân hàng liên tục cảnh báo và cập nhật những thủ đoạn lừa đảo mới của kẻ gian nhưng vẫn có không ít khách hàng bị lừa mất tiền trong tài khoản.
Mới đây, anh Dương (ngụ quận 1, TP HCM) cho biết nhận được tin nhắn từ số lạ. Số điện thoại thông báo tài khoản sẽ bị tạm ngưng dịch vụ vào ngày 3-10. Tin nhắn gửi kèm đường link giả mạo BIDV để cập nhật. Nhưng đó thực chất là đánh cắp thông tin tài khoản của anh Dương để lừa đảo.
“Tôi thấy tin nhắn từ số lạ nên nghi ngờ. Tôi không làm theo nhưng chiêu này sẽ có nhiều người bị lừa. Rất nhiều người tưởng tài khoản ngân hàng của mình bị khóa thật” – anh Dương bày tỏ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết thủ đoạn trên là một trong những chiêu lừa đảo của kẻ gian. Theo đó, đối tượng gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng đến khách hàng. Tin nhắn gửi từ đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu ngân hàng. Nó được nhận, lưu trong cùng mục với các tin nhắn của ngân hàng trên điện thoại di động của khách hàng. Thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí…
Một số hành vi lừa đảo cần tránh
Đối tượng lừa đảo hướng dẫn khách hàng ấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực. Thực chất đây là đường link giả mạo. Nó lừa đảo người dùng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử. Sau đó kẻ gian sẽ dựa vào đó để chiếm đoạt tài sản.
Thời gian qua, hàng loạt ngân hàng ACB, Vietcombank, VietinBank, Techcombank, Sacombank, TPBank… cũng cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo của kẻ gian. Các ngân hàng khuyến cáo để khách hành tránh mất tiền oan. Cần tuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân. Đặc biệt là tên đăng nhập, mật khẩu và mã OTP. Không cung cấp cho bất kỳ ai trong bất cứ tình huống nào.
Ngoài ra, các công ty tài chính, ví điện tử cũng liên tục cảnh báo khách hàng. Rất nhiều những thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ được nêu ra. Bởi thanh toán không tiền mặt tăng nhanh trong giai đoạn dịch Covid-19. Đi kèm lại là những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi.