Trong phiên giao dịch 4/10, giá nhôm tại sàn giao dịch kim loại London ngày 4/10 ở mức 2.888 USD/tấn, tăng 1,1% so với ngày 1/10. Mức giá này tiệm cận với kỷ lục trong vòng 13 năm từng được ghi nhận vào giữa tháng 9/2021, cao nhất kể từ tháng 7/2008. Điều này cho thấy biến động của thị trường đối với ngành này là vô cùng lớn bởi tác động của covid. Theo một chuyên gia trong ngành nhôm, tiêu thụ mặt hàng này tại Trung Quốc có thể đang chậm lại nhưng thế giới vẫn đang thiếu hụt, do đó đã đẩy giá nhôm lên cao ngất ngưỡng.
Mục Lục
Tỉnh Vân Nam sẽ thực thi các biện pháp hạn chế sản xuất
Các nhà sử dụng nhôm ở Trung Quốc ngày 13/9 đã nhận tin “sét đánh”. Rằng tỉnh Vân Nam sẽ thực thi các biện pháp hạn chế sản xuất từ tháng này. Nhằm nỗ lực đáp ứng các mục tiêu giảm sử dụng năng lượng. Theo đó, tỉnh Vân Nam, nơi chiếm khoảng 10% công suất nhôm của Trung Quốc, đã yêu cầu các nhà máy luyện nhôm sử dụng thủy điện giữ sản lượng trung bình hàng tháng trong giai đoạn tháng 9 – 12/2021 ở mức bằng hoặc thấp hơn so với tháng 8/2021.
Các nhà máy sản xuất nhôm đang bị hạn chế hoạt động. Do chính sách giảm bớt tiêu thụ năng lượng trước ảnh hưởng của khủng hoảng thiếu điện diện rộng. Đang khiến kinh tế xã hội quốc gia tỷ dân lao đao. Số liệu cho thấy các nhà máy luyện nhôm có thể chiếm tới 7% tổng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc. Khi chi phí cho điện chiếm đến 40% tổng chi phí sản xuất nhôm.
Mục tiêu giảm phát thải ảnh hưởng nghiêm trọng
Lần tăng giá do thiếu nguồn cung này rất khác so với cơn sốt nhôm hồi tháng 9. Khi ấy, sản lượng tại Trung Quốc cũng xuống rất thấp. Nhưng là bởi ảnh hưởng từ chính sách giảm phát thải nhà kính. Khiến các doanh nghiệp luyện kim là đối tượng bị hạn chế nhiều nhất. Giờ đây, Trung Quốc chấp nhận mua nhiều than đá hơn. Thậm chí sử dụng các loại quặng hiệu suất thấp. Chấp nhận chi bằng mọi giá để bổ sung nguồn cung năng lượng trước khi mùa đông đến. Kể cả nếu điều này khiến mục tiêu giảm phát thải bị ảnh hưởng.
Rủi ro về nguồn cung ứng chỉ là một nửa nguyên nhân
Theo The Economist, rủi ro về nguồn cung chỉ là một nửa nguyên nhân đẩy giá nhôm tăng điên cuồng. Một lý do khác giải thích cho sự tăng giá mạnh này là nhu cầu ngày càng tăng. Người tiêu dùng bị phong tỏa ở nhà có nhu cầu đồ uống nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu đối với các hàng hóa sử dụng nhôm làm bao bì (ví dụ vỏ lon đồ uống…) tăng.
Ngoài ra, khi các nền kinh tế đã phục hồi sau cuộc suy thoái sâu. Do dịch COVID-19 trong năm 2020, nhu cầu về nhôm phục vụ xây dựng cũng tăng theo. Các kế hoạch chi tiêu hào phóng cho cơ sở hạ tầng ở Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đã góp phần thúc đẩy nhu cầu này tăng cao hơn nữa. Cùng với đó, việc bán xe điện, loại phương tiện có xu hướng chứa nhiều nhôm hơn so với ô tô thông thường. Cũng đã thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại này.