Dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến vô cùng phức tạp ở tất cả các nước trên thế giới. Dịch bệnh khiến cho công việc của mọi nhân viên bị đảo lộn. Họ không thể đến công ty làm việc để hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh. Hầu hết mọi người đều làm việc từ xa ở nhà và báo cáo thông qua online. Một trong những thuật toán được áp dụng và được sử dụng nhiều chính là điện toán đám mây. Phương thức này giúp cho các công ty có thể tiếp tục duy trì các công việc của mình. Ngoài ra phương pháp này giúp cho nhân viên tiếp tục hoàn thành các dự án, công việc còn dang dở trước dịch. Bên cạnh đó điện toán đám mây giúp công ty, doanh nghiệp hoàn thành những dự án trước đây.
Mục Lục
Điện toán đám mây được sử dụng nhiều trên thế giới
Hiện nay hầu như các công ty đều sử dụng điện toán đám mây trong quá trình hoạt động. Tùy thuộc từng công ty sẽ có cách bố trí riêng. Theo các chuyên gia tại Việt Nam việc sử dụng điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích và tác hại nhất định. Khi mỗi công ty sẽ có một phương thức sử dụng và quản lý riêng nên việc kiểm soát khá khó khăn.
Ngày càng nhiều tổ chức tìm đến công nghệ đám mây để duy trì hoạt động trong hoàn cảnh nhân viên làm việc từ xa vì Covid-19. Các nhà cung cấp nền tảng đám mây lớn như Amazon Web Services, Google Cloud Platform, Microsoft Azure… đang mở rộng tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực, nhất là sau khi đại dịch bùng phát. Hãng nghiên cứu IDC dự báo, chi tiêu cho dịch vụ đám mây công cộng và cơ sở hạ tầng trên toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi, lên 500 tỷ USD vào năm 2023.
Trong khi đó, khảo sát mới của Cybersecurity Insiders và Fortinet với hơn 500 chuyên gia hàng đầu trong nhiều ngành kinh tế cũng cho thấy, có khoảng 33% các tổ chức đang chạy và lưu trữ hơn một nửa khối lượng công việc của họ trên đám mây.
Thuật toán đám mây mang lại nhiều lợi ích
Theo ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc Fortinet Việt Nam. Việc triển khai đám mây đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, bên cạnh lợi ích và sự linh hoạt. Các tổ chức lại đang sử dụng các công nghệ không đồng nhất. Các biện pháp kiểm soát bảo mật khác nhau trong các môi trường khác nhau. Một trở ngại nữa là việc không đủ năng lực kiểm soát dữ liệu trong môi trường đám mây lai.
Với điện toán đám mây, dữ liệu không được lưu trữ trên thiết bị vật lý mà trên cloud. Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt và tiết kiệm chi phí hơn trong quá trình hoạt động. Kể cả khi phải làm việc từ xa do dịch bệnh kéo dài. Theo khảo sát của Fortinet, 71% các tổ chức đang theo đuổi chiến lược hỗn hợp hoặc đa đám mây và 76% đang sử dụng hai hoặc nhiều nhà cung cấp đám mây.
Điện toán đám mây tồn tại nhiều hạn chế
Tuy nhiên, áp dụng nhiều giải pháp khác nhau cũng khiến việc duy trì bảo mật. Việc này trở nên khó khăn vì mỗi nền tảng lại có yêu cầu riêng. “Các hệ thống mạng ngày nay được thiết kế linh hoạt, đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa và phân tán. Nhưng hầu hết các giải pháp an ninh mạng truyền thống lại không như vậy. Có nghĩa, một môi trường mạng năng động lại đang đặt các nguồn tài nguyên và cơ sở dữ liệu quan trọng vào tình trạng không được bảo vệ”, Fortinet nhận định.
Ông Đặng Tùng Sơn, Phó tổng giám đốc CMC Telecom, cho biết. Công ty cũng đã hợp tác với Fortinet để mang lại giải pháp bảo mật đám mây. Chúng cần nhất quán trên các nền tảng cho tổ chức, doanh nghiệp. Đảm bảo cho công việc kinh doanh không bị gián đoạn kể cả trong giai đoạn giãn cách xã hội.