Quảng Nam là một trong những tỉnh có nhiều chủ trương phát triển kinh tế trong những năm gần đây. Đặc biệt trong giai đoạn 21-25, tỉnh đã xác định công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn cần được đầu tư để giúp GDP toàn tỉnh đạt mục tiêu. Theo đó, trong giai đoạn này, Quảng Nam sẽ tiến hành xúc tiến đầu tư CCN và đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm thu hút nhà đầu tư vào các dự án cụm công nghiệp quan trọng. Cùng tìm hiểu những chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh Quảng Nam đối với những dự án cụm công nghiệp trọng điểm qua bài viết của chúng tôi dưới đây.
Mục Lục
Quảng Nam hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Các doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng hạ tầng vào Cụm Công nghiệp vừa được HĐND tỉnh Quảng Nam thống nhất hỗ trợ đến 100% giải phóng mặt bằng; và 50% đầu tư hạ tầng kĩ thuật…giai đoạn 2021-2025.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, điều kiện được hỗ trợ bởi Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp (CCN) là:
– CCN nằm trong quy hoạch phát triển CCN được UBND tỉnh phê duyệt
– Hoặc cho phép bổ sung trong từng thời kỳ.
– CCN đã có quyết định thành lập.
– CCN đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.
Nguyên tắc hỗ trợ
Về diện tích và địa bàn trong diện hỗ trợ
Nguyên tắc hỗ trợ là CCN có diện tích từ 5ha trở lên, tại địa bàn 9 huyện miền núi. Bao gồm Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nông Sơn và Tiên Phước. Hỗ trợ mỗi huyện miền núi tối đa 2 CCN. Và chỉ hỗ trợ cụm công nghiệp thứ hai sau khi CCN thứ nhất lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp.
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật
CCN đầu tư mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chỉ giao DN làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trường hợp các CCN tại 9 huyện miền núi nếu không lựa chọn được DN làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Thì mới giao cho đơn vị sự nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư.
Về chi phí hỗ trợ
Đối với nguồn kinh phí hỗ trợ CCN do DN làm chủ đầu tư. Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua ngân sách cấp huyện không quá 50% kinh phí hạng mục giải phóng mặt bằng. Tối đa 10 tỷ đồng/CCN.
CCN do đơn vị sự nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Hỗ trợ 100% hạng mục giải phóng mặt bằng. 50% tổng mức cho hạ tầng kỹ thuật và san lấp mặt bằng. Mức tối đa 25 tỷ đồng/CCN.
CCN thực hiện di dời DN, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt trong các làng nghề, khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ 100% hạng mục giải phóng mặt bằng. 70% tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật và san lấp mặt bằng. Mức tối đa 30 tỷ đồng/CCN.
Kết luận
Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Quảng Nam xác định công nghiệp là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Giúp tỉnh đạt được mục tiêu GRDP trung bình 5 năm tới từ 7,5 – 8%. Theo đó, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực cụm công nghiệp. Để hỗ trợ phát triển kinh tế tỉnh thành. Cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.