Mới đây nhất chính quyền Đài Loan đã có động thái mới trong kinh tế khi đệ đơn xin tham gia CPTPP. Động thái này diễn ra ngay sau khi Trung Quốc có thông báo tham gia tổ chức này. Từ trước tới nay Trung Quốc vẫn luôn kiên quyết phản đối Đài Loan tham gia bất kỳ hiệp định thương mại nào với tư cách là một quốc gia hay vùng lãnh thổ riêng. Chính vì vậy động thái lần này của Đài có thể vẫn gặp phải sự phản đối và gây khó dễ từ phía Bắc Kinh. Đó là với điều kiện Trung Quốc đạt được các thỏa thuận và đi đến ký kết hiệp định và trở thành thành viên chính thức trước Đài.
Mục Lục
Sau Trung Quốc, đến lượt Đài Loan xin gia nhập CPTPP
Động thái của Đài Loan diễn ra chưa đầy một tuần. Ngay sau khi Trung Quốc thông báo đã đăng ký tham gia CPTPP… Theo tin từ Nikkei Asia, Đài Loan đã chính thức đăng ký gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông tin từ chính quyền Đài Loan cho biết. Đơn xin gia nhập hiệp định đã được gửi đến New Zealand. Đây là quốc gia giữ vai trò lưu chiểu cho CPTPP. Chi tiết về đơn đăng ký của Đài Loan dự kiến được công bố vào ngày hôm nay (23/9).
Động thái của Đài Loan diễn ra chưa đầy một tuần. Ngay sau khi Trung Quốc thông báo đã đăng ký tham gia CPTPP. Cho thấy phản ứng gấp gáp của Đài trước động thái từ phía Bắc Kinh. CPTPP thiết lập các quy tắc về thương mại phi thuế quan, đầu tư, cũng như dòng chảy dữ liệu. Hiệp định này được ký kết vào tháng 3/2018 với 11 thành viên. Bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Đài Loan có hiệp định thương mại với 2/11 thành viên CPTPP
Để gia nhập CPTPP, Đài Loan cần phải được cả 11 thành viên hiện tại chấp thuận. Hiện tại, Đài Loan đã có hiệp định thương mại tự do song phương với New Zealand và Singapore – hai thành viên của CPTPP. Việc tham gia CPTPP từ lâu là mục tiêu của nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Trước đó, Đài Loan không muốn gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – hiệp định thương mại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với sự tham gia của 15 thành viên. Bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand. Còn có các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
“Chính phủ Nhật xem việc đăng ký của Đài Loan, với sự đề cao các giá trị dân chủ và pháp quyền. Coi họ như một bước phát triển tích cực”. Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhận định với Nikkei ngày 23/9. Nhật Bản hiện chưa có hiệp định thương mại tự do nào với Đài. “Chúng tôi chưa bao giờ tham gia vào các cuộc đàm phán không chính thức tập trung vào những lĩnh vực được điều chỉnh trong CPTPP. Vì vậy, khó có thể đánh giá được Đài Loan sẽ gặp phải những trở ngại gì khi đăng ký làm thành viên của hiệp định”.
Phản ứng của Nhật Bản trái ngược với lập trường thận trọng khi đề cập đến việc Trung Quốc đăng ký gia nhập hiệp định vào tuần trước. Các quan chức hàng đầu của Nhật bày tỏ sự hoài nghi về việc liệu Bắc Kinh có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cao của CPTPP hay không.
Đài Loan luôn gặp phải sự phản đối của Trung Quốc
Từ trước đến nay, Đài Loan không thể tham gia một số cơ quan quốc tế nào. Do vấp phải sự phản đối của Trung Quốc. Bởi Bắc Kinh vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Tại các hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Doanh nhân về hưu Morris Chang – người sáng lập công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) – đã đại diện cho Đài Loan với tư cách không chính thức.
Theo các chuyên gia, vì thành viên mới của CPTPP phải nhận được sự đồng thuận của tất cả. Trung Quốc có thể sẽ cản trở việc gia nhập của Đài. Nếu nước này trở thành thành viên trước và ngược lại. Câu hỏi đặt ra là các thành viên CPTPP sẽ chọn bên nào trước.
Thái độ của các nước
Singapore và Malaysia trước đó bày tỏ sự ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập hiệp định. Trong khi đó, Mexico, có chung lập trường với Nhật. Họ tỏ ra thận trọng và nhấn mạnh thành viên mới phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao của hiệp định. Việc Trung Quốc gia nhập CPTPP có thể ảnh hưởng tới cơ hội đưa Mỹ – đối tác thương mại lớn nhất của Mexico – trở lại hiệp định. Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – tiền thân của CPTPP – vào năm 2017. Dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Australia cũng tỏ ra dè dặt trước việc Trung Quốc đăng ký gia nhập CPTPP. Trước đó, Bắc Kinh đã áp đặt hạn chế nhập khẩu với lúa mạch, rượu vang và than của Australia. Sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus SARS-nCoV-2 gây ra đại dịch Covid-19. Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cho biết nước này sẽ phản đối Trung Quốc gia nhập hiệp định này. Trừ khi mâu thuẫn thương mại giữa hai bên được giải quyết. Đây quả là rào cản lớn với Trung Quốc khi muốn tham gia hiệp định này.
Đài tham gia CPTPP cũng có thể gặp trở ngại
Trong khi đó, theo tờ Thời báo Hoàn cầu, người phát ngôn Văn phòng Các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc khẳng định. Bắc Kinh kiên quyết phản đối bất kỳ thỏa thuận thương mại nào có tính chất chủ quyền giữa các nước mà Trung Quốc có quan hệ ngoại giao và Đài Loan. Tờ Thời báo Hoàn cầu mô tả việc Đài Loan đăng ký tham gia CPTPP là “nhằm đánh lạc hướng”.
Dưới áp lực ngày càng gia tăng từ Bắc Kinh. Chính quyền của bà Thái Anh Văn đã tiến tới đàm phám một hiệp định thương mại tự do với Mỹ. Hồi tháng 6, lần đầu tiên sau 5 năm, Đài Loan và Mỹ đã khôi phục các cuộc đàm phán theo Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư năm 1994. Đây là bước chuẩn bị để thảo luận về một hiệp định thương mại tự do.
Giới phân tích nhận định, việc Đài tham gia CPTPP cũng có thể gặp trở ngại do khả năng tiếp cận thị trường nội địa. Đài Loan đã cấm nhập khẩu thực phẩm từ tỉnh Fukushima của Nhật Bản. Thêm 4 khu vực lân cận kể từ sau thảm họa hạt nhân tại đây năm 2011. Công chúng Đài Loan phản đối việc khôi phục hoạt động thương mại này. Đây cũng là vấn đề chưa được giải quyết suốt nhiều năm. Trước Trung Quốc và Đài Loan, Anh đã nộp đơn gia nhập CPTPP. Nước này cũng đang triển khai tiến trình đàm phán. Liệu Đài có vượt qua được những rào cản mà Trung Quốc tạo ra và ra nhập thành công CPTPP?