Cổ phiếu ngân hàng gây hoang mang cho các nhà đầu tư ngay từ nghĩ giây phút đầu của phiên giao dịch khi khối lượng giao dịch đang tiếp tục giảm sâu và chưa hề có dấu hiệu tăng lại. Xu hướng giảm mạnh kéo dài sau thời gian dài, thậm chí đã chạm đáy nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tích cực. Nhiều nhà đầu tư đứng trước băn khoăn liệu đây đã thật sự là đáy hay còn tiếp tục hạ giá nữa. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ lợi nhuận trong các phiên giao dịch. Sau thời gian sắc xanh của dòng cổ phiếu kéo dài những tháng đầu năm, có thể thấy hiện nay mức độ giao dịch xuống thấp thấy rõ. Cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục đi xuống, áp lực lớn đối với nhà đầu tư.
Mục Lục
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giảm sâu
Cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần 4/10. Nhiều nhà đầu tư lại đứng trước băn khoăn nên giữ hay cutloss ở thời điểm hiện tại?
VN-Index chốt phiên đầu tuần tăng 4,65 điểm lên 1.339,54 điểm. Mức tăng điểm có thể còn cao hơn nhiều nếu như không chịu áp lực lớn từ nhóm ngân hàng, vốn chiếm tới 30% vốn hoá toàn thị trường. Trong 27 ngân hàng niêm yết, chốt phiên chỉ có 2 mã tăng điểm là SHB và BID, 1 mã đứng yên, còn lại đều suy giảm, dẫn đầu là NVB (-6,2%), CTG (-3,5%), EIB (-3,3%), VIB (-3,1%).
Xu hướng giảm mạnh đã kéo nhiều mã về vùng đáy 6 tháng, thậm chí trước cả thời điểm VN-Index vượt 1.200 điểm vào đầu tháng 4/2021. Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giảm không thấy đáy, nhiều nhà đầu tư băn khoăn với câu hỏi “liệu đây đã là đáy của nhóm cổ phiếu vua từ nay tới cuối năm?”, hay nên tiếp tục nằm giữ hay “cutloss” để chuyển sang những nhóm ngành khác có triển vọng hơn nhằm tối ưu hoá lợi nhuận.
Định giá thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung thế giới
Có thể thấy, sau một khoảng thời gian tăng trưởng nóng vào đầu năm, cổ phiếu các nhà băng đã trải qua một đợt điều chỉnh khá dài từ cuối tháng 6 đến nay và dần ổn định, phù hợp hơn với định giá chung của thị trường. Với mức P/E và P/B trung bình lần lượt là 15x và 1,89x, nhóm cổ phiếu này đã ở vùng định giá khá hấp dẫn so với thị trường chung và mức định giá ngân hàng hồi đầu năm.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam cho biết, đầu năm 2021 rất khó để tìm thấy một cổ phiếu ngân hàng có P/B ở mức 1,5x thì nay bối cảnh đã khác.
Hiện có hơn một nửa ngân hàng mức P/B hiện về dưới 1,7x và có 7 ngân hàng có mức P/B bằng 1,5x và dưới 1,5x là CTG, STB, VBB, SGB, ABB, VAB, NAB. Mức định giá này hiện thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thế giới; thấp hơn so với mức trên P/B trên 2.x hồi đầu năm của nhóm ngân hàng trong nước; và thấp hơn mức P/B chung của thị trường khoảng 1,8x.
Tác động ngắn hạn từ lãi suất
Cổ phiếu nhóm ngân hàng đang chịu tác động ngắn hạn từ những lo ngại về giảm lãi suất. Điều này dẫn tới lợi nhuận giảm hay rủi ro nợ xấu gia tăng. Các nhà băng buộc phải tăng trích lập dự phòng. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra, đây vẫn là nhóm có triển vọng kinh doanh tăng trưởng ổn định hơn. Hầu hết các ngành nghề khác trong đại dịch không khả quan như vậy. Trong khi số lượng doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động không ngừng gia tăng. Ngân hàng là ngành gần như duy nhất hoạt động 24/7. Nhiều nhà băng đã được NHNN cấp thêm room tín dụng để tăng trưởng mạnh về cuối năm – là yếu tố tích cực thúc đẩy lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng trở lại.
Ông Nguyễn Thế Minh đánh giá hiện nay nền tảng vĩ mô tốt. Những biến động về nợ xấu sẽ không quá đáng ngại. Cùng với nền kinh tế dần mở cửa, cổ phiếu ngân hàng sẽ sớm lấy lại vị thế. Với một số “game” như tăng vốn, bán vốn, ghi nhận thu nhập từ bancassurance cũng là yếu tố hỗ trợ. Hứa hẹn có những đợt sóng mới cho nhóm cổ phiếu “vua” một thời từ nay đến cuối năm.
Cổ phiếu ngân hàng đưa vào điều chỉnh
Các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán đang trong xu hướng điều chỉnh. Hầu hết các cổ phiếu thuộc 2 nhóm này đều giảm điểm. Các cổ phiếu “họ Louis” tiếp tục bị bán mạnh và TGG, BII, SMT hiện đang giảm sàn.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 6,5 điểm (0,49%) lên 1.341,39 điểm; HNX-Index tăng 0,34% lên 357,71 điểm. Chỉ có UPCom-Index giảm 0,05% xuống 95,93 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình. Giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 16.000 tỷ đồng.
Các cổ phiếu ngân hàng (ACB, BID, CTG, MBB, STB, VPB, LPB, HDB, TCB, TPB…); chứng khoán (AGR, BVS, HCM, MBS, SHS, SSI, VND, FTS…) chịu áp lực bán khá mạnh và đồng loạt giảm sâu. Nhóm cổ phiếu “Louis” cũng tiếp tục bị bán mạnh và giảm sâu. Trong đó TGG, BII, SMT giảm sàn “trắng bên mua”.
Trong khi đó, dòng tiền tiếp tục hướng tới các cổ phiếu dầu khí giúp nhiều mã tăng mạnh. Thậm chí tăng trần như ASP, GSP, PSE, PGC, PVG… Tương tự, nhóm phân bón DPM, DCM, BFC, LAS…cũng tăng khá mạnh trong bối cảnh giá phân bón thế giới tăng “phi mã”.