Thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới ước tính về quy mô được dự đoán thấp nhất là 630 nghìn tỷ USD và giá trị cao nhất vào khoảng 1,2 triệu USD, điều này cho thấy sự phát triển và lan rộng quy mô vô cùng to lớn của chứng khoán phái sinh. Ở Việt Nam mặc dù chỉ mới vận hành được vài năm nhưng tốc độ gia tăng của cường độ giao dịch có thể thấy rõ qua các năm. Bên cạnh đó, tình hình đang phát triển của thị trường này sẽ là điều kiện tốt nếu như các nhà đầu tư gia nhập sớm. Do đó hãy cùng tìm hiểu về thị trường CK phái sinh để có thể tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân nhé các nhà đầu tư!
Mục Lục
Thế nào là CK phái sinh?
Tại khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa: CK phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng. Bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn. Trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền. Chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định. Trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
Hiểu một cách đơn giản, chứng khoán phái sinh là một hợp đồng tài chính. Nó quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Trong đó, giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai. Như ví dụ (biểu đồ) dưới đây…
Chứng quyền có bảo đảm của Công ty cổ phần thực phẩm Masan (CMSN) đã tăng gần 3 lần sau 3 tháng. Chính vì thế đa số những nhà “đầu tư” hiện tại đều sử dụng các sản phẩm phái sinh. Xem nó như một công cụ để đầu tư kiếm lời, thay vì mục tiêu ban đầu của chúng là để phòng tránh rủi ro (hedging), dẫn tới những rủi ro khôn lường.
Có bao nhiêu loại CK phái sinh?
CK phái sinh bao gồm 4 loại chính: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng hoán đổi.
Kỳ hạn
Hợp đồng trong đó hai bên hợp đồng chủ động thỏa thuận các điều khoản và điều kiện. Bao gồm: tài sản cơ sở, giá, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán,v.v.
– Ưu điểm: Có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư.
– Nhược điểm: Khó bán lại cho bên thứ ba. Thường thì không có cơ quan và cơ chế quy định việc đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ. Do đó rủi ro đối tác không thực hiện đúng hợp đồng.
Tương lai
– Ra đời với mục đích khắc phục các nhược điểm của Hợp đồng kì hạn.
– Hợp đồng Tương lai được một cơ quan đứng ra xây dựng và niêm yết (SGDCK). Đồng thời một cơ quan quản lý nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư (Trung tâm Thanh toán Bù trừ). Đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho tất cả các nhà đầu tư.
– Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ trước khi tham gia giao dịch. Với giá trị bằng một phần giá trị Hợp đồng Tương lai. Nhà đầu tư có thể giao dịch Hợp đồng Tương lai trên thị trường tập trung theo hình thức khớp lệnh.
– Nhà đầu tư có thể thoát khỏi Hợp đồng Tương lai trước khi Hợp đồng Tương lai hết hiệu lực (đáo hạn) bằng cách đặt lệnh đối ứng với vị thế đang có (ví dụ: đặt mua để đóng vị thế bán đang nắm giữ).
Quyền chọn
Quy định quyền mua/bán của một bên và nghĩa vụ bán/mua của bên kia đối với một tài sản cơ sở cụ thể tại giá và thời điểm (hoặc khoảng thời gian) được xác định trước. Hợp đồng Quyền chọn có thể thực hiện theo 2 kiểu:
– Hợp đồng kiểu Mỹ (American style): người mua Hợp đồng Quyền chọn có quyền thực hiện HĐ vào bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
– Hợp đồng kiểu Châu Âu (European style): người mua Hợp đồng Quyền chọn chỉ được thực hiện HĐ vào thời điểm HĐ hết hạn.
– Hợp đồng Quyền chọn: Người mua HĐ có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở nhất định tại mức giá thực hiện (strike) vào ngày được thỏa thuận. Bên bán HĐ có nghĩa vụ bán/mua tài sản cơ sở cho bên mua nếu bên mua quyết định thực hiện hợp đồng. Người mua Hợp đồng Quyền chọn sẽ phải trả cho người bán Hợp đồng Quyền chọn một khoản phí (premium)
Ví dụ: Nhà đầu tư (bên Mua) mua 10 Hợp đồng Quyền chọn kiểu Mỹ Bán 100 Cổ phiếu Microsoft (MSFT) từ một định chế tài chính (bên Bán) với thời gian đáo hạn là 3 tháng và giá là $48/CP. Bên Mua phải trả cho bên bán một khoản phí (premium). Trong vòng 3 tháng, bên Mua có quyền thực hiện việc mua cổ phiếu MSFT với giá $48. Nếu bên Mua thực hiện Hợp đồng, bên Bán phải bán cho bên Mua cổ phiếu MSFT với giá $48/CP.
Hoán đổi
– Hợp đồng quy định hai bên sẽ hoán đổi dòng tiền giữa các công cụ tài chính của hai bên trong một khoảng thời gian nhất định.
– Hợp đồng hoán đổi giao dịch trên thị trường OTC ⇒ Đa dạng về chủng loại.
– Hợp đồng hoán đổi phổ biến nhất là Hợp đồng Hoán Đổi Lãi suất Vanilla Đơn giản (Plain-Vanilla).
Ví dụ: Công ty Microsoft có Trái phiếu trả định kỳ lãi suất Coupon là: lãi suất LIBOR (lãi suất liên ngân hàng London). Vào ngày 01/03/2015, Công ty Microsoft ký kết Hợp đồng Kì hạn lãi suất Trái phiếu với Citibank. Trong đó quy định Citibank sẽ trả lãi suất thả nổi (floating rate) của Trái phiếu cho Microsoft. Còn Microsoft trả lãi suất cố định: 5% cho Citibank. Giá trị tài sản là 100 triệu USD.
Khác nhau giữa CK cơ sở và CK phái sinh
Giống nhau: Giao dịch diễn ra tương tự như giao dịch cổ phiếu, bao gồm:
– Các phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ mở cửa, Khớp lệnh liên tục và giao dịch thoả thuận.
– Các loại lệnh: LO, ATO, MOK, MAK, ATC
Khác nhau:
Ký quỹ hoạt động như thế nào?
Ký quỹ là một trong những điểm khác biệt của giao dịch chứng khoán phái sinh so với giao dịch cổ phiếu. Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh đóng vai trò như một khoản đặt cọc. Đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của hai bên khi tham gia hợp đồng. Trung tâm lưu ký sẽ quy định tỉ lệ ký quỹ ban đầu cho mỗi loại hợp đồng khác nhau.
Tỉ lệ ký quỹ ban đầu do trung tâm lưu ký quy định. Nêu rõ nhà đầu tư phải ký quỹ bao nhiêu phầm trăm giá trị hợp đồng trước khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh. Nhà đầu tư không có đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu có thể bị gọi ký quỹ. Đồng thời phải nộp đầy đủ ký quỹ để có thể tiếp tục nắm giữ vị thế đối với HĐTL.
Kết luận về CK phái sinh
– Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.
– Hợp đồng Kỳ Hạn: là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia. Về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Mức giá được xác định trước tại ngày giao dịch.
– Hợp đồng Tương Lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa. Niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán).
– Hợp đồng Quyền chọn: là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện. Bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã xác định trước trong hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
– Hợp đồng Hoán đổi: là thỏa thuận pháp lý. Trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.