Tỷ giá luôn là vấn đề được khá nhiều người quan tâm đến, ngay trong thị trường đồng tiền yết giá, nó có những chiều hướng luôn biến động thất thường như hiện nay. Bởi tỷ giá còn đóng một vai trò khá là quan trọng, trong việc tác động trực tiếp đến nền kinh tế, cũng như các hoạt động của các công ty trên hầu hết cả quốc gia. Vậy tỷ giá chính là mức giá tại một thời điểm mà đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể chuyển đổi sang đồng tiền của một quốc gia khác. Trong thời gian vừa qua, các chuyên gia đã dự báo tỷ giá sẽ không có sự biến động nhiều từ đây cho đến cuối năm 2021.
Mục Lục
Tỷ giá năm 2021 sẽ không biến động nhiều
Khác với những “cơn sốt” tỷ giá thời điểm này các năm trước. Tỷ giá hiện nay lại có xu hướng ngược chiều. Các chuyên gia dự báo tỷ giá sẽ không có nhiều biến động từ nay đến cuối năm 2021. Dù vậy, các chuyên gia vẫn cảnh báo doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cần cẩn trọng. Và chú trọng vấn đề phòng vệ rủi ro khi tỷ giá đứng trước xu hướng không có nhiều biến động. Sau kỳ điều chỉnh hạ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước xuống mức 22.750 VND/USD từ đầu tháng 8-2021, tỷ giá USD/VND tiếp tục xu hướng giảm cho đến nay.
Tại thời điểm đầu tháng 9-2021, cặp tỷ giá USD/VND giao dịch quanh mốc 22.760-22.770. Đồng thời là mức thấp nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Ngày 24-9, tỷ giá nhích ở chiều bán ra, nhưng lại tiếp tục giảm với chiều mua vào. Cụ thể, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Tỷ giá được giao dịch ở mức 22.660 VND/USD (mua vào) – 22.860 VND/USD (bán ra). Tính từ tháng 6-2021, Ngân hàng Nhà nước đã giảm giá mua vào USD là 375 VND/USD. Và giảm 450 VND/USD nếu tính từ tháng 11-2019 sau khi trải qua 6 lần điều chỉnh.
Đồng USD giảm giá giúp đồng VND tăng giá, khoảng 1,47% kể từ đầu năm 2021. Chính là một trong số ít các loại tiền tệ trong khu vực tăng giá so với USD từ đầu năm đến nay.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế cho hay
Còn theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu. Đồng USD diễn biến trái chiều so với thời điểm này những năm trước là nhờ Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung vào dự trữ ngoại hối. Xu hướng này cũng đi ngược với những năm trước đó khi VND thường xuyên trượt giá so với USD. Đồng thời, mức độ cắt giảm cho đến nay cũng được đánh giá là lớn hơn và sớm hơn dự kiến, tiếp tục thể hiện chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động của Ngân hàng Nhà nước.
Với đà giảm của tỷ giá, doanh nghiệp vay USD có lợi nhờ tiền đồng tăng giá. Các khoản lỗ về tỷ giá sẽ giảm, thậm chí còn được lãi nhờ tỷ giá. Lãi suất vay ngoại tệ hiện nay cũng thấp hơn nhiều so với lãi suất vay tiền đồng. Nhưng chỉ có những doanh nghiệp đủ điều kiện mới được tiếp cận nguồn vốn này. Tuy nhiên, xu hướng tiền đồng tăng giá nếu như góp phần thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam nhờ hạn chế được rủi ro tỷ giá. Ngược lại sẽ gây áp lực lên doanh nghiệp xuất khẩu trong giai đoạn tới. Chính vì lợi thế cạnh tranh giá bán sẽ bị tác động đáng kể.
Phải lên phương án hạn chế được sự rủi ro
Dự báo về diễn biến tỷ giá từ nay đến cuối năm 2021, theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV). Tỷ giá có thể sẽ đi ngang và biến động trong biên độ hẹp giai đoạn cuối năm. Trong khi đó, Khối nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng HSBC đưa ra dự báo. Tỷ giá USD/VND sẽ giảm từ 22.750 VND/USD vào cuối quý III-2021 xuống 22.525 VND/USD vào cuối năm 2021.
Mặc dù tỷ giá được dự báo sẽ không tăng. Thậm chí giảm trong những tháng cuối năm, song các chuyên gia vẫn cảnh báo doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cần chú trọng vấn đề phòng vệ rủi ro. Trong đó có rủi ro về dòng tiền, rủi ro về lãi suất. Và tỷ giá thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro. Qua đó, nắm thế chủ động trong việc dự phòng và ổn định tính thanh khoản. Bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt.
Từ phía cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt; phù hợp với trình độ phát triển của thị trường ngoại tệ và các yếu tố kinh tế. Phải bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
>> Xem thêm: Diễn biến của giá vàng và tỷ giá USD trong thời gian tới
Điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021 mới đây. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, NHNN kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Và thận trọng, phối hợp hài hoà với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Nhìn lại năm 2020, rõ ràng câu chuyện điều hành tỷ giá là một trong những điểm nhấn của NHNN. Theo đó, tỷ giá các đồng tiền trên thế giới biến động mạnh trong năm 2020. Do chịu sự tác động nhiều chiều, trong đó tác động lớn nhất là từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND khá ổn định. Thực tế, trong năm 2020, tỷ giá VND/USD xuất hiện 2 đợt biến động mạnh vào tuần cuối của tháng 3. Tuy nhiên, bước sang tháng 4, tỷ giá đã quay trở lại trạng thái ổn định với xu hướng giảm trong quý II, III và quý IV.
Ngoài ra, việc NHNN tích cực mua vào USD. Để tăng dự trữ ngoại hối trong vòng gần một năm qua; cũng đã phần nào chặn đà giảm của tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng. Và giúp VND giảm giá tương đối so với các đồng tiền khác trong rổ 6 đồng tiền tham chiếu. Đặc biệt là với các đồng tiền như CNY, EUR, JPY… Hiện nay thanh khoản ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại dồi dào. Dự trữ ngoại tệ dự kiến đạt mức 100 tỷ USD. Điều này là cần thiết vì lượng dự trữ này cũng chỉ tương đương với 4,5 tháng nhập khẩu. Đây là mức thấp so khu vực, khoảng từ 8 đến 10 tháng nhập khẩu.