Thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chỉ mới hình thành vào năm 2017, đây là một bước tiến mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc này mở ra một môi trường cạnh tranh cùng phát triển mới cho các nhà đầu tư trong nước. Tạo ra một cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán tại Việt Nam cho các nhà đầu tư. Điều này giúp các nhà đầu tư sẽ tìm được một nơi đầu tư hợp lý tìm được chỗ đứng cho chính mình. Mặc dù chỉ mới ra đời hơn 3 năm nhưng thị trường phái sinh tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, các nhà đầu tư tương lai hãy cùng tìm hiểu về thị trường phái sinh này nhé!
Mục Lục
Thị trường chứng khoán phái sinh có mấy loại?
Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời vào tháng 8 năm 2017. Đánh dấu một bước phát triển mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh đã được đón nhận rộng rãi của cộng đồng nhà đầu tư. Nếu bạn đang quan tâm đến thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Mặc dù mới ra đời hơn 3 năm nhưng thị trường phái sinh tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ. Để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán trong nước. Bài viết này sẽ nói về tổng quan thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay. Qua đó giúp các nhà đầu tư dễ dàng tìm được chỗ đầu tư hợp lý cho bản thân mình.
Thị trường chứng khoán phái sinh có 2 loại:
– Thị trường tập trung: Là thị trường mà các hoạt động mua và bán được thực hiện liên tục. Được niêm yết bởi sở giao dịch chứng khoán.
– Thị trường phi tập trung: Là thị trường các công cụ phái sinh được giao dịch. Mà không được niên yết trên sở giao dịch chứng khoán.
Các chủ thể, thành phần
Thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm các thành phần, cá thể sau:
– Cơ quan quản lý: Bao gồm bộ tài chính là Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Với nhiệm vụ là xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh. Giúp nhà nước quản lý và giám sát thị trường chứng khoán để đảm bảo các giao dịch diễn ra công khai minh bạch và công bằng.
– Sở giao dịch Chứng khoán: Xây dựng các quy chế về hệ thống, cách tổ chức, giao dịch. Với nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động về giao dịch.
– Tổ chức bù trừ chứng khoán phái sinh: Bảo đảm quy trình bù trừ và thanh toán trên các tài khoản diễn ra thuận lợi, an toàn và công bằng.
– Ngân hàng thanh toán: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán và chuyển khoản đến các tài khoản giao dịch theo kết quả nhận được từ tổ chức bù trừ.
– Thành viên giao dịch: Gồm các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại đáp ứng tiêu chuẩn về nghiệp vụ môi giới và tự doanh các giao dịch sản phẩm phái sinh.
– Thành viên tạo lập thị trường: Tạo ra tính thanh khoản cho sản phẩm phái sinh mới. Và tăng cường tính thanh khoản cho những sản phẩm thanh khoán thấp.
Nhà đầu tư: Tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh.
Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay
Hai loại giao dịch được phát triển tại Việt Nam
Đến nay, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh đã vận hành tốt. Với 2 sản phẩm giao dịch là: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán VN30 và Hợp đồng tương lai 5 trái phiếu Chính phủ 5 năm.
Tính chung cả năm 2020, tổng hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đạt 39.914.205 hợp đồng. Tăng 79,91% so với năm 2019. Khối lượng giao dịch bình quân/phiên năm 2020 đạt 158.390 hợp đồng/phiên. Tăng 78,49% so với năm 2019. Gấp 2 lần năm 2018 và gấp hơn 14 lần năm 2017.
Trong đó, phiên có khối lượng giao dịch cao nhất là ngày 29/7/2020 với 356.033 hợp đồng. Đây là con số mà Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Đài Loan (TAIFEX) mất 13 năm. Còn Sở giao dịch phái sinh Thái Lan (TFEX) mất 7,5 năm mới đạt được.
Nếu năm 2019, tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân trong nước là 92,51% và nhà đầu tư tổ chức trong nước là 7,03%. Thì năm 2020, các tỷ lệ này là 85,86%. và 13,29%. Điều này cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức trong nước đối với thị trường chứng khoán phái sinh ngày càng tăng.
Số lượng tài khoản giao dịch tăng đáng kể
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tiếp tục phát triển. Tại thời điểm cuối tháng 12, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 173.395 tài khoản. Tăng 7,09% so với tháng trước và tăng 88% so với cuối năm 2019. Tính đến cuối năm 2020, thị trường phái sinh có 20 thành viên đều là công ty chứng khoán và có gần 80 triệu hợp đồng được giao dịch.
Về giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm, trong tháng 12/2020 không có hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ nào được giao dịch. Tính chung trong năm 2020, có 18 hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được giao dịch.
Sau 3 năm hoạt động, thị trường CK phái sinh tăng trưởng rất tốt, vượt kỳ vọng. Thị trường ngày càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ phòng rủi ro. Góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường cơ sở. Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường phái sinh Việt Nam có những thuận lợi gì?
Quy mô của thị trường chứng khoán cơ sở liên tục tăng lên. Sự gia tăng quy mô của thị trường chứng khoán cơ sở được thể hiện rõ nét qua sự gia tăng giá trị vốn huy động. Qua số lượng chứng khoán niêm yết và nhà đầu tư tham gia thị trường.
Những thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh đơn giản để phòng ngừa rủi ro được đẩy lên mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.
Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh là một nội dung rất quan trọng và cần thiết. Nằm trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó quy định rõ việc cơ cấu lại thị trường chứng khoán. Cơ cấu mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng sau:
– Tổ chức giao dịch chứng khoán theo hướng cả nước chỉ có một sở giao dịch chứng khoán.
– Phân định khu vực thị trường thành thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường trái phiếu.