Trong kế hoạch từng bước đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới” sau thời gian dài giãn cách xã hội, TPHCM lên phương án mở cửa các kênh phân phối hàng hóa cho xã hội, trong đó có chợ truyền thống. Theo chỉ thị mới của thành phố, sau ngày 30.9, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; chợ đầu mối, chợ truyền thống được hoạt động trở lại nhưng phải tuân thủ các quy tắc chống dịch. Tuy nhiên, đến nay số lượng các chợ truyền thống hoạt động trở lại vẫn chưa nhiều do còn thận trọng với sự phát triển của dịch bệnh.
Mục Lục
TPHCM sẽ cho phép mở lại nhiều hoạt động
Sau ngày 30/9, dự kiến TPHCM sẽ cho phép mở lại nhiều hoạt động, trong đó có hệ thống phân phối hàng hóa (siêu thị, chợ truyền thống…) để phục vụ nhu cầu của người dân. Thành phố cũng đã ban hành bộ tiêu chí hoạt động chợ đầu mối, chợ truyền thống an toàn theo lộ trình 10% lên 20%, 30%, 50%…
Trong đó, chợ truyền thống phải bảo đảm các tiêu chí như: Đối với người lao động và khách hàng, tùy theo từng đối tượng phải có “thẻ xanh COVID-19”, “thẻ vàng COVID-19”; quy định khoảng cách an toàn, phương án bố trí lối ra vào, tổ chức kiểm tra, giám sát. Trang bị dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, công tác khử khuẩn; công tác tuyên truyền phòng, chống dịch, thông tin liên lạc; kế hoạch, phương án phòng, chống dịch COVID-19.
Theo khảo sát, số lượng chợ truyền thống mở lại trên địa bàn TPHCM vẫn còn ít. Một số chợ đang hoạt động như chợ Bình Thới (Quận 11), chợ Tân Sơn Nhất (Quận Gò Vấp), chợ Nguyễn Tri Phương (Quận 10)…
Ý kiến người có chuyên môn
Trưởng ban quản lý chợ Bình Thới cho biết
Ông Nguyễn Bá Tùng – Trưởng ban quản lý chợ Bình Thới cho biết, chợ mở lại từ ngày 1.10. Các tiểu thương tại chợ đều đảm bảo đã tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19. Tiểu thương và người dân khi tới chợ sẽ được ban quản lý chợ giám sát kỹ việc tuân thủ nguyên tắc 5K. Đóng bớt lối đi, phân luồng một chiều. Để hạn chế lượng khách ra vào. Giảm nguy cơ lây nhiễm. Hiện các chợ truyền thống khác trên địa bàn thành phố đều đã lên kế hoạch. Nhằm mở cửa trở lại và các quận, huyện đang thẩm định phương án mở cửa. Đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19.
Ban quản lý Trung tâm thương mại – dịch vụ An Đông cho hay
Phía Ban quản lý Trung tâm thương mại – dịch vụ An Đông (Chợ An Đông Quận 5, TPHCM) cũng cho biết; đơn vị này đã khảo sát, lấy ý kiến tiểu thương để chuẩn bị mở lại chợ. Ban quản lý cũng sẽ nắm tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-1. Những người nhiễm bệnh đã khỏi của tiểu thương. Người lao động và nhu cầu đăng ký của các ngành hàng. Để sắp xếp khu vực kinh doanh hợp lý theo tỷ lệ tiêm chủng của tiểu thương và người lao động.
Được biết, để mở lại các chợ, ban quản lý phải có phương án. Chuẩn bị gửi về quận để thẩm định. Qua đánh giá, quận sẽ thông báo thời gian mở cửa cho từng chợ; mở thế nào, số lượng thương nhân ra sao.
Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết
Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, dự kiến trong vài ngày tới các quận, huyện sẽ có thêm phương án mở nhiều chợ hoạt động trên địa bàn. Sở sẽ tiếp tục làm việc để nắm điều kiện phương án triển khai mở lại các chợ truyền thống, chợ đầu mối trong điều kiện an toàn.
Người dân cần chấp hành đúng chỉ thị chống dịch
Người dân khi đi chợ, siêu thị phải khai báo di chuyển trên ứng dụng VNEID và có mã QR. Thể hiện lịch tiêm chủng hoặc dùng sổ sức khỏe điện tử. Trong thời gian tới, giá cả hàng hóa có thể sẽ giảm tiếp vào những ngày tiếp theo khi nguồn hàng về TPHCM nhiều hơn. Sau khi thành phố có các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội.
Theo chỉ thị mới của TPHCM, sau ngày 30.9, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; chợ đầu mối, chợ truyền thống được hoạt động trở lại. Trước đó, TPHCM đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch COVID-19 cho các loại hình trên.