Các hãng hàng không đã liên tục cầu cứu Chính phủ, Nhà Nước vào những tháng gần đây. Thậm chí hãng Vietnam Airlines còn cho rằng doanh nghiệp sẽ phá sản sớm nếu không được hoạt động lại trước 2022. Dường như chiến dịch giải cứu các hãng máy bay đã bắt đầu được thực hiện. Dấu hiệu đầu tiên nhất chính là hệ thống bán vé online đã hoạt động lại. Bạn có thể đặt vé máy bay cho nhiều chuyến bay trong nước của toàn bộ các hãng hàng không. Tuy nhiên, số lượng chuyến bay vẫn còn hạn chế và được kiểm tra nghiêm ngặt. Đa số các vé bay hiện tại đều là những chuyến bay nội địa.
Mục Lục
Các hãng hàng không bắt đầu hoạt động trở lại
Các hãng hàng không bắt đầu mở bán vé cho các chặng bay nội địa được phép khởi hành từ ngày 10/10. Trong đó, đường bay trục TP.HCM – Hà Nội chỉ có 1 chuyến/ngày (khứ hồi), với số ghế hạn chế nên giá vé khá cao. Cụ thể, Vietnam Airlines thông báo, từ ngày 10/10, hãng nối lại 14 đường bay hai chiều. Gồm giữa Hà Nội và TP.HCM, Đà Nẵng; giữa TP.HCM và Hải Phòng, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Hới, Cam Ranh, Tuy Hòa, Phú Quốc; giữa Thanh Hóa và Đà Lạt.
Trong đó, đường bay từ Hà Nội đi TP.HCM và chiều ngược lại được khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay; từ Hà Nội lúc 13h00 và từ TP.HCM lúc 16h00. Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất khai thác đường bay giữa Hà Nội và TP.HCM. Các đường bay còn lại, mỗi đường bay sẽ có 5 chuyến bay được khai thác trong 11 ngày từ 10/10 đến 20/10. Tổng cộng có 152 chuyến bay VNA sẽ cất cánh trong giai đoạn này.
Do chuyến bay hạn chế nên giá vé chặng Hà Nội – TP.HCM khá cao. Chẳng hạn trong các ngày đầu 10-12/10, trên hệ thống bán vé của hãng hiển thị mức giá 3,58 triệu đồng/chặng (chỉ còn vài ghế). Và vé hạng thương gia khoảng 7,6 triệu đồng/chặng.
Giá vé máy bay “đại hạ giá”
Với các đường bay khác, giá vé mềm hơn nếu không nói là vẫn có giá rẻ 0 đồng (chưa gồm thuế, phí). Đó mà mức giá rẻ Vietjet Air áp dụng cho tất cả các đường bay mở lại từ 10/10 đến 20/10, từ TP.HCM đi Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Vinh, Thanh Hóa, Chu Lai (Quảng Nam), Huế, Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên), Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Hà Nội đi Đà Nẵng, Đà Nẵng – Cần Thơ, Thanh Hóa – Cần Thơ và Thanh Hóa – Nha Trang.
Hai chuyến bay đầu tiên của Vietjet Air sẽ khởi hành từ TP.HCM đi Hải Phòng lúc 7h45 và TP.HCM đi Đà Nẵng lúc 13h00 ngày 10/10.
Hãng Bamboo Airways cho hay sẽ khôi phục 12 đường bay, từ TP. HCM đi Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hoà, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải Phòng, Phú Quốc và ngược lại; từ Hà Nội đi Đà Nẵng và ngược lại trong giai đoạn thí điểm này.
19 chuyến bay hàng không khứ hối được cấp phép hoạt động
Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn thí điểm từ ngày 10/10 đến hết ngày 20/10. Sẽ có 19 đường bay với 19 chuyến bay khứ hồi/ngày được phép khai thác.
Cụ thể, đó là các đường bay từ TP.HCM đi Bình Định/Đà Nẵng/Huế/Khánh Hòa/Nghệ An/Phú Yên/Quảng Bình/Quảng Nam/Thanh Hóa/Hải Phòng/Phú Quốc/Gia Lai/Rạch Giá tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày;
- Đường bay từ Hà Nội đi TP.HCM/Đà Nẵng tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày.
- Đường bay Đà Nẵng/Cần Thơ/Đắk Lắk tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày
- Đường bay từ Thanh Hóa đi Lâm Đồng tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày.
- Riêng đường bay Hà Nội – Cần Thơ được khai thác linh hoạt khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các chuyến bay hàng được kiểm soát chặt
Theo quy định của nhà chức trách, hành khách đi máy phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử/PC-Covid hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19); Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.
Hành khách thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành Bản cam kết khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát. Hành khách không tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng… Trên máy bay, hành khách phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và hạn chế tiếp xúc.
Kết thúc chuyến bay, trong quá trình di chuyển từ sân bay về nơi cư trú, lưu trú, hành khách luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-Covid, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người; chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú. Đồng thời, tự theo dõi sức khoẻ hoặc thực hiện cách ly tại nơi cư trú, lưu trú theo quy định cụ thể của từng địa phương.
Trường hợp có dấu hiệu bất thường như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… hành khách cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch.
Chất lượng chuyến bay vẫn được đảm bảo
Cùng với việc chuẩn bị tốt nhất các yêu cầu về phòng chống dịch. Vietjet tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ phi công, tiếp viên. Các biện pháp đảm bảo an toàn bay. Và duy trì năng định cho phi công, tiếp viên luôn được chú trọng ở mọi giai đoạn.
Vào thời điểm khai thác hạn chế, phi công và tiếp viên Vietjet được phân đều lịch bay để duy trì kinh nghiệm, được tham gia các diễn đàn, hội thảo để cập nhật tình hình khai thác, cập nhật các quy định mới. Ngoài ra, với lợi thế sở hữu cơ sở đào tạo tầm cỡ thế giới là Học viện Hàng không Vietjet. Hãng thường xuyên tổ chức huấn luyện cho phi công tại học viện để duy trì và nâng cao năng lực.
Bà Jacqueline cho biết đoàn tiếp viên liên tục phối hợp với Học viện Hàng không Vietjet tổ chức các khóa huấn luyện định kì bắt buộc, tổ chức các hội thảo về đánh giá an toàn bay, dịch vụ khách hàng… dành cho đội ngũ tiếp viên.
Đối với đội máy bay, Vietjet tuân thủ nghiêm lịch trình bảo dưỡng, kiểm tra kĩ thuật theo yêu cầu của nhà sản xuất và Cục Hàng không Việt Nam. Máy bay luôn được vệ sinh nội thất. Thực hiện lau chùi, đánh bóng ghế, các vách ngăn, hộc đựng hành lý, thay thảm, vệ sinh toilet,… Đồng thời thực hiện rửa bên ngoài thân, cánh, động cơ. Hàng tuần, hãng đều kiểm tra để đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt nhất, sẵn sàng cất cánh.