Không gian sân vườn ngoài giá trị về phong thủy còn là yếu tố giúp xua tan mệt mỏi, tấp nập của cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên có một điều mà không nhiều gia chủ chú trọng đến đó là việc kết hợp màu sắc sân vườn. Để có một khu vườn đẹp và hài hòa, bạn cần chú ý đến những yếu tố nhỏ như chọn màu sắc, giúp khu vườn thêm phần rực rỡ và ấn tượng hơn.
So với thiết kế nội thất, việc lựa chọn bảng màu cho khu vườn sẽ đơn giản hơn rất nhiều với vài nguyên tắc hướng dẫn cơ bản. Gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn áp dụng cho khu vườn nhà mình tùy theo sở thích riêng. Dưới đây là 3 cách phối màu đỉnh cao trong thiết kế sân vườn gia chủ có thể tham khảo.
Mục Lục
Thiết kế tiểu cảnh sân vườn
Tiểu cảnh sân vườn phối màu là những cảnh nhỏ của một sân vườn được thiết kế đa dạng theo nhiều mẫu. Có thể đó là mẫu tiểu cảnh sân vườn cổ điển, có thể đó là mẫu sân vườn hiện đại. Hay đó là sự phối hợp hài hòa giữa hiện đại và cổ điển. Cho dù là mẫu sân vườn như thế nào thì hiện nay tiểu cảnh sân vườn phối màu đang rất được ưa chuộng của nhiều gia đình. Nó khiến cho không gian sân vườn trở nên đẹp hơn, rực rỡ hơn.
Chúng ta vẫn thường chú trọng đến cách kết hợp màu sắc không gian nội thất. Nhưng lại quên mất rằng ngoại thất cũng cần được được phối màu hài hòa, hợp mắt. Khi thiết kế sân vườn, hãy thử chọn vài ba màu sắc mà mình yêu thích và trồng những loại cây mang màu sắc đó. Nhằm biến vườn nhà trở nên rực rỡ và ấn tượng hơn.
Phong cách phối màu sắc sân vườn
Nhiều người thường lên kế thiết kế sân vườn trước nhà một cách tỉ mỉ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của mùa xuân len lỏi vào trong từng khung cửa nhỏ. Nhưng cũng có người chờ cho tới mùa hè để có thể đánh giá mức độ phát triển của cây cối trong vườn. Từ đó đưa ra phương án chăm bón hay trồng thêm các loài cây khác cho phù hợp. Dù tiếp cận theo phương án nào, bạn cũng cần chú trọng đến bảng màu chung. Để khu vườn trông thật sự chỉn chu trong mắt mọi người thay vì giống như một bãi cỏ bỏ hoang.
Phối màu đơn sắc
Lối phối màu đơn sắc dành cho những chủ nhà yêu thích sự đơn giản. Với cách phối màu này, bạn chỉ cần chọn những loài cây có cùng một gam màu duy nhất. Nhằm tạo nên tính gắn kết, liền mạch, để mọi yếu tố cấu thành trong khu vườn hòa quyện vào nhau. Nhờ vậy, không gian ngoại thất nhà bạn sẽ trở nên có trật tự và thu hút hơn.
Ứng dụng đơn giản nhất là tạo nên một khu vườn đơn sắc màu xanh lá cây. Hãy bắt đầu bằng cách trồng bất cứ loại cây nào có sắc xanh, từ thảm cỏ, cây bụi hay cây cho bóng mát. Khu vườn đơn sắc sẽ không bị “biến chất” mà trái lại càng trở nên ấn tượng hơn. Nhất là khi có thêm những bông hoa rực rỡ mang sắc hồng, trắng, tím, xanh; hay bất cứ màu sắc nào bạn yêu thích.
Phối màu sắc bổ sung
Màu bổ sung là những màu nằm đối diện nhau trên bánh xe màu sắc. Vì thế mà lối phối màu này rất dễ áp dụng. Ngay cả khi bạn đã “tránh xa” các cặp màu bổ sung trong thiết kế nội thất thì tại sao không thử ứng dụng nó cho bảng màu trong khu vườn nhà bạn?
Kết hợp các màu vàng và tím, xanh dương với da cam, hay đỏ với xanh lá cây để khu vườn trông thật sinh động. Với một số mẫu tiểu cảnh sân vườn phối màu chắc chắn sẽ khiến cho không gian sân vườn của bạn trở nên nổi bật hơn nhiều đấy.
Phối màu sắc tương đồng
Phối màu tương đồng là một nguyên tắc phối màu rất cơ bản. Những gam màu tương đồng luôn nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Việc sử dụng màu sắc tương đồng trong khu vườn cho phép các loài cây khác màu hòa quyện vào nhau một cách liền mạch và có chủ ý hơn. Tạo nên một khu vườn gắn kết nhưng vẫn đầy màu sắc.
Một vài ý tưởng về phối màu tương đồng mà bạn có thể áp dụng cho khu vườn như:
- Kết hợp xanh dương, xanh lá cây với vàng
- Kết hợp đỏ, cam với vàng
- Kết hợp tím, xanh với đỏ
Rõ ràng, có rất nhiều bộ màu tương đồng với sắc ấm, lạnh khác nhau. Chỉ cần “bám” vào một bộ màu cụ thể trên bánh xe màu sắc khi lựa chọn cây, hoa. Mục đích để có được một khu vườn mang tính gắn kết cao. Thêm một lựa chọn nữa cho các nhà thiết kế ngoại thất đó là quy tắc 60-30-10. Một nguyên tắc phối màu thông dụng và rất dễ thực hiện.
Chỉ cần lựa chọn một gam màu chủ đạo cho 60% không gian. Tiếp theo, hãy chọn màu cấp 2 cho 30% không gian còn lại. Và cuối cùng là các màu sắc bắt mắt cho 10% không gian để tạo điểm nhấn.